Mọi người thường lầm tưởng rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không cần đến ERP để quản lý và tự động hóa các công việc như kế toán, tính lương, quản lý tài chính, v.v.
Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về việc doanh nghiệp nhỏ thì không cần dùng đến ERP.
Move
1, ERP chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn
Có lẽ lầm tưởng lớn nhất đó là ERP chỉ dành cho các tập đoàn lớn với ngân sách khổng lồ đủ để chi trả cho hệ thống. Tất nhiên là có những ERP chỉ phục vụ các công ty lớn, nhưng hiện nay công nghệ ERP đã được cải tiến đa dạng đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp mới thành lập hay thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ.
2, ERP quá tốn kém
Nhiều người vẫn có xu hướng gắn mác ERP với doanh nghiệp lớn, họ luôn cho rằng nó rất tốn kém. Tuy nhiên, hầu hết các nền tảng ERP hiện nay đều có khả năng mở rộng và điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, làm cho chúng trở nên dễ tiếp cận hơn nhiều so với tưởng tượng. Bạn nên so sánh giữa việc bị mất doanh thu, mất khách hàng do quy trình kinh doanh kém hiệu quả so với việc bỏ chi phí ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi quyết định có nên sử dụng ERP hay không.
3, ERP tốn quá nhiều thời gian để thực hiện
Chúng ta thường nghe mọi người nói rằng sẽ mất nhiều năm để triển khai một hệ thống ERP hoàn chỉnh. Ngày nay, dù việc triển khai ERP vẫn là một dự án lớn, nhưng lượng thời gian thực tế cần thiết thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như quy mô doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp và mức độ tùy chỉnh cần thiết bên cạnh loại mô hình triển khai hệ thống (tại chỗ – on premises hay đám mây – cloud).
4, Đòi hỏi sự hỗ trợ CNTT tại chỗ
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cho rằng việc triển khai ERP mới đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu để cài đặt hệ thống, ngoài ra còn cần một đội ngũ hỗ trợ CNTT trực tiếp xử lý các sự cố phát sinh hàng ngày và thực hiện bảo trì phần mềm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nền tảng ERP hiện nay được triển khai trên nền tảng đám mây, những thứ như bảo trì và nâng cấp phần mềm hoàn toàn là trách nhiệm của nhà cung cấp.
5, ERP khó tùy chỉnh
Một quan niệm phổ biến khác là các nền tảng ERP rất khó tùy chỉnh. Tuy nhiên, các hệ thống ERP hiện nay thường được thiết kế để tích hợp các giải pháp phần mềm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp cần, cho phép bạn thêm chức năng vào hệ thống của công ty mà không phải lập trình lại hoàn toàn. Nhiều ERP cũng có giao diện ứng dụng mở rộng (API – Application Program Interface) cho phép người dùng dễ dàng tạo các ứng dụng riêng và triển khai tùy chỉnh trên hệ thống.
6, Cài đặt ERP sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lo rằng việc thực hiện dự án ERP mới sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường và làm gián đoạn việc thực hiện đơn hàng, cung cấp dịch vụ và các hoạt động kinh doanh đang diễn ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn hỗ trợ bạn lập ra một kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro và gián đoạn xảy ra trong quá trình chuyển đổi giải pháp ERP mới.
Sau đây là một số phần mềm ERP tốt nhất năm 2021:
- Oracle ERP
- SAP ERP
- Microsoft Dynamics NAV
- NetSuite ERP
- Epicor ERP
- Infor ERP Chemicals
- Plex ERP
- Microsoft Dynamics ERP
- SYSPRO ERP
- Sage 300 ERP
- BLUE LINK ERP
- Priority ERP
Hãy tải bản demo để trải nghiệm miễn phí các phần mềm trên. Đồng thời bạn cũng sẽ được tư vấn về chi phí đầu tư cho việc triển khai các phần mềm này.
Lợi ích của việc sử dụng ERP trong doanh nghiệp nhỏ:
- Tính minh bạch, rõ ràng: Thay vì mỗi phòng ban có hệ thống thông tin riêng, tất cả các dữ liệu liên quan giờ đây sẽ được chia sẻ và truy cập bởi tất cả các phòng ban. Điều này sẽ tránh việc nhập xuất lặp dữ liệu, hạn chế lỗi phát sinh đồng thời tăng năng suất và giảm chi phí nhân lực.
- Ra quyết định: Dữ liệu thời gian thực do hệ thống cung cấp có ích cho hoạt động marketing, quản lý, kế toán và cho phép tổ chức đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng, chính xác. Ban quản lý có thể phát hiện bất kỳ trở ngại hoặc vấn đề tiềm ẩn nào ảnh hưởng xấu tới năng suất làm việc. Một bức tranh tổng thể về hoạt động cho phép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Năng suất: Bằng việc nhận thức rõ ràng về quy trình kinh doanh hiển thị trên hệ thống, nhân viên sẽ tập trung vào việc quản lý khối lượng công việc. Điều này hỗ trợ việc chuyển đổi mọi mặt trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và giải quyết được mọi thách thức liên quan đến tăng trưởng kinh doanh.