ERP Lời khuyên

5 lý do hàng đầu nên áp dụng hệ thống ERP cho doanh nghiệp

Phần mềm Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) tập trung vào việc hợp lý hóa các quy trình kinh doanh bằng cách đảm bảo sự trao đổi và phối hợp liền mạch giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Hệ thống ERP tạo sự liên kết chặt chẽ giữa việc quản lý chuỗi cung ứng và giám sát hàng tồn kho, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các phần mềm ERP sẽ liên kết với nhau và xác định hàng loạt các quy trình để luân chuyển dữ liệu trong hệ thống. Bằng việc thu thập dữ liệu giao dịch được tổ chức chia sẻ từ nhiều nguồn khác nhau, hệ thống ERP sẽ loại bỏ những dữ liệu bị trùng lặp và đảm bảo tính xác thực của dữ liệu từ một “nguồn thông tin chính thống”.

Shoptech Software đã cung cấp phần mềm ERP cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng từ năm 1984. Trong những năm qua, Shoptech đã xây dựng liên minh chiến lược với các đối tác kinh doanh uy tín được công nhận trên các tạp chí kinh doanh thương mại đồng thời được coi là công ty dẫn đầu ngành về các đổi mới công nghệ chuyên phục vụ cho thị trường job shop (chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng). Hệ thống E2 Shop E2 Manufacturing tiếp tục là những gói ERP toàn diện nhất trên thị trường, đồng thời giúp Shoptech trở thành một công ty có hàng nghìn khách hàng và hiện sở hữu năm văn phòng đại diện tại Bắc Mỹ.

Với mong muốn mang đến cho bạn những hiểu biết về các công nghệ hàng đầu ứng dụng trong doanh nghiệp, các nhân viên của Solutions Review đã nỗ lực tìm kiếm và chắt lọc ra những thông tin cần thiết có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển. Một bài đăng trên blog từ Shoptech có tiêu đề “5 lý do hàng đầu nên sử dụng hệ thống ERP” do Paul Ventura, Phó chủ tịch Marketing viết, đã đề cập đến những lợi ích mà các nhà sản xuất có thể thấy gần như ngay lập tức sau khi triển khai giải pháp ERP.

1, 360 độ về hoạt động kinh doanh

Khách hàng có thể thay đổi yêu cầu đơn hàng bất cứ lúc nào và bạn không thể từ chối họ nên bạn sẽ phải ứng biến và tìm mọi cách để thực hiện các thay đổi đó mà vẫn giao hàng đúng hạn như đã hẹn ban đầu. Ventura cho rằng với hệ thống ERP, những thay đổi của khách hàng sẽ không còn là vấn đề vì hệ thống đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh về mọi hoạt động đang diễn ra – từ bán hàng, chăm sóc khách hàng, tới lập kế hoạch, kế toán, sản xuất, phân phối, quản lý nhân sự – tất cả dữ liệu đều được tích hợp và chia sẻ giữa mọi phòng ban với nhau, tất cả các bộ phận liên quan đều sẽ được thông báo khi có thay đổi xảy ra.

“Nếu ngày giao hàng thay đổi, một loạt quy trình sẽ bị điều chỉnh, bộ phận phân phối biết việc giao hàng sẽ thay đổi, kế toán biết điều khoản thanh toán sẽ thay đổi và bộ phận nhân sự sẽ biết liệu có cần làm thêm giờ hay không và có thể điều chỉnh bảng lương tùy thuộc vào sự thay đổi đó. Ventura cho biết thêm: Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn mà còn thu hút khách hàng nhờ vào sự đáp ứng thay đổi nhanh chóng so với đối thủ cạnh tranh khác.

2, Cải thiện dịch vụ khách hàng

Hệ thống ERP thường đi kèm với một số ứng dụng Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), cùng với quản lý bán hàng, tài chính và một số chức năng văn phòng khác. Chức năng CRM của ERP là cực kỳ quan trọng, vì cách mà một doanh nghiệp thường làm để duy trì tính cạnh tranh của minh trên thị trường đó là thu hút khách hàng quay trở lại để gia tăng lợi nhuận. Ví dụ: nhân viên bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng có thể giao tiếp với khách hàng tốt hơn và cải thiện mối quan hệ với họ thông qua việc truy cập nhanh hơn, chính xác hơn vào thông tin và lịch sử của khách hàng mà hệ thống ERP cung cấp.

3, Đơn giản hóa quy trình

Ventura viết, “Hãy tưởng tượng tất cả các chi phí tạo ra một sản phẩm được nhập vào chỉ bằng cú click. Đó là những gì một hệ thống phần mềm ERP hiện đại có thể làm. Bạn sẽ đưa ra các ước tính chính xác hơn để có thể sản xuất, cung cấp dịch vụ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh mà không bị lãng phí thời gian hay mất doanh thu. Với hệ thống ERP, bạn không chỉ tự tin rằng chi phí của mình đã được bù đắp, bạn còn có thể biết liệu khách hàng đó có quay lại hay không, sản phẩm có được trả lại hay không và liệu rằng bộ phận chăm sóc khách hàng có được phản hồi hoặc khiếu nại nào từ khách hàng hay không.”

4, Dữ liệu thời gian thực

Tác động tức thì của việc triển khai giải pháp ERP là luồng dữ liệu và thông tin được hệ thống hóa và đồng bộ hóa giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Việc được cung cấp thông tin thời gian thực cho phép bạn đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn và đảm bảo rằng tất cả thông tin và dữ liệu được cập nhật và chính xác. Nhiều tổ chức kinh doanh đã đi trước một bước trong phân tích thời gian thực nhờ có quyền truy cập đầy đủ vào dữ liệu tiêu chuẩn hóa và đáng tin cậy trong hệ thống.

5, Tăng năng suất công việc

Một số lượng lớn các doanh nghiệp nhận được sự cải thiện đáng kể về hiệu quả và năng suất tổng thể nhờ việc đầu tư vào các giải pháp ERP. Hệ thống ERP có thể giúp loại bỏ sự lặp lại trong các quy trình kinh doanh và các công việc thủ công tẻ nhạt, cũng như cải thiện nỗ lực, tiết kiệm thời gian quý báu cho nhân viên. Điều này, cộng với nhiều thứ khác, cho phép nhân viên tập trung tốt hơn vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh hoặc quy trình cần cải tiến khác.

Hệ thống E2 Shop được thiết kế phục vụ cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng, trong khi E2 Manufacturing được thiết kế cho các nhà sản xuất có tính lặp lại cao. Hệ thống E2 Shop có sẵn trong mô hình triển khai tại chỗ (on-premises) hoặc mô hình SaaS, được lưu trữ trên đám mây (cloud), thay vì lưu trữ tại văn phòng. Chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu kĩ bài viết của Ventura để biết thêm lợi ích khi sử dụng hệ thống ERP. 

Xem thêm: Top 10 nhà cung cấp ERP hàng đầu

Leave a Reply