Mặc dù việc hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại liên quan đến vấn đề về chi phí hay thiếu sự đồng thuận trong tổ chức, tuy nhiên điều quan trọng hơn bao giờ hết là cần phải xem lợi ích mà phần mềm mang lại như thế nào cho doanh nghiệp.
(Video)
Nếu bạn là một nhà quản lý hoặc điều hành CNTT đang cố gắng áp dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mới, bạn có thể phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn nếu các bên liên quan (stakeholders) thận trọng trong việc tham gia hệ thống mới của doanh nghiệp.
Nhiều công ty lo ngại về các chi phí chìm, các dịch vụ tăng thêm và nguồn lực nội bộ liên quan đến việc triển khai hệ thống mới. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc cần làm là doanh nghiệp phải đánh giá kỹ lưỡng các nguồn lực liên quan đến sự chuyển đổi này.
Theo một báo cáo mới đây, xu hướng của năm 2020 là kết hợp IoT (Internet of Things – mạng lưới vạn vật kết nối) với trí tuệ doanh nghiệp –– Ví dụ: IoT có thể gửi cảnh báo khi máy móc cần được bảo trì. Cùng với đó, Ddanh nghiệp cũng đang có thiên hướng chuyển dần sang sử dụng điện toán đám mây.
Theo báo cáo của Panorama Consulting Group, một số nhà cung cấp phần mềm đã thực hiện việc so sánh các chức năng của các phần mêm nhằm giúp các doanh nghiệp xác định cái nào phù hợp nhất với họ. Báo cáo cũng đề cập đến việc các tổ chức nên tìm kiếm các chuyên gia bên ngoài để tư vấn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như các chuyên gia tư vấn độc lập.
Báo cáo cho thấy hầu hết các nhà cung cấp hiện nay “đang tập trung mạnh mẽ vào thương mại điện tử và CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng).” Và khách hàng đều chọn các giải pháp thiết kế sẵn, thay vì tự điều chỉnh hệ thống hiện tại của họ.
Xây dựng được một nhóm dự án mạnh mẽ, thu hút các bên liên quan (stake holders) và xác định các yêu cầu đối với phần mềm mới phải là những mục tiêu hàng đầu của các chuyên gia CNTT nếu họ muốn hợp tác với một nhà cung cấp mới.
Dưới đây là 10 nhà cung cấp ERP hàng đầu (không theo thứ tự cụ thể) do Paroma bình chọn:
Move
1, SAP
Có trụ sở tại Waldorf, Đức, SAP đã là công ty tiên phong cho các doanh nghiệp lớn. Theo báo cáo, mặc dù quá trình thực hiện có thể kéo dài nhưng giải pháp của SAP được coi là lựa chọn đúng đắn cho bất kỳ tổ chức nào.
SAP S / 4 HANA (Phần mềm phân tích hiệu suất cao) ” sử dụng dạng bộ nhớ trong (in-memory), định hướng dạng cột (column-oriented) và công nghệ liên kết để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Nó hoạt động như một hệ thống trung gian giữa phần mềm yêu cầu dữ liệu và cơ sở dữ liệu” (theo báo TechRepublic’s Smart Person Guide). Bằng cách này, nó có thể giải phóng tài nguyên CNTT.
SAP cũng có các giải pháp đám mây như Aribra và Hybris có thể giúp củng cố cấu trúc hệ thống. Và Business One & SAP Business ByDesign là giải pháp lý tưởng cho các công ty vừa và nhỏ trong việc cung cấp chức năng toàn diện cho hoạt động tài chính, bán hàng, vận hành và quan hệ khách hàng.
2, Oracle ERP Cloud
Oracle là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh ERP, và đặc biệt với việc mua lại NetSuite, Oracle đã thành công trong việc đưa ra một nền tảng có tính năng bổ sung trong đó có chức năng khai thác các công cụ SaaS của NetSuite.
Theo báo cáo, Oracle “cung cấp một bộ tích hợp và toàn diện về tài chính, mua sắm, quản trị dự án, quản trị rủi ro và quản trị hiệu suất doanh nghiệp được hỗ trợ bởi máy tính và trí tuệ nhân tạo AI”
Oracle được vinh danh là người tiên phòng trong báo cáo Magic Quadrant với bộ quản trị tài chính cốt lõi trên đám mây cho các doanh nghiệp vừa và lớn toàn cầu trong ba năm liên tiếp”, theo Panorama.
Đặc biệt, Netsuite sở hữu những tính năng vượt trội trong IPO (Initial Public Offering – triển khai dẫn đầu), hiệu quả với các doạnh nghiệp vừa và nhỏ mới nổi và cung cấp quy trình làm việc, bảng điều khiển, nhiệm vụ chức năng và KPI được thiết kế sẵn đảm bảo việc triển khai diễn ra nhanh chóng.
3, Microsoft
Đối với các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ của Microsoft, việc lựa chọn Microsoft cho giải pháp ERP có thể coi là một ý tưởng thông minh. Microsoft cung cấp các sản phẩm cấu hình mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng đang tập trung phát triển nguồn lực để hướng tới phục vụ các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Cũng theo báo cáo, Microsoft hiện “sở hữu một mạng lưới đối tác ISV (Independent Software Vendor – nhà sản xuất phần mềm độc lập) uy tín cung cấp các giải pháp quản lý chặng cuối trong chuỗi cung ứng (last mile)
Ví dụ: Dynamics 365 Business Central của Microsoft có các đặc điểm sau:
- Chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mới được xây dựng lại trên nền tảng công nghệ Azure, biến nó thành một mô hình SaaS thuần túy với nhiều lựa chọn tùy chỉnh phù hợp với người dùng.
- Tích hợp các tính năng nổi bật nhất của phiên bản Dynamics NAV, GP và SL..
4, Infor
Các công ty vừa và lớn cả trong nước và nước ngoài nên cân nhắc sử dụng Infor vì đây là một giải pháp mới nổi chuyên cung cấp các bộ ứng dụng dành riêng cho từng doanh nghiệp cụ thể.
Infor M3 có thể hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ sau bán hàng, các nhà phân phối và thúc đẩy chiến lược hội nhập dọc đa chiều.
Infor Cloudsuite Distribution sẽ cho phép các nhà phân phối lớn “dự đoán được xu hướng và theo dõi hàng tồn kho”, cũng như chỉ ra doanh nghiệp cách để “duy trì chuỗi cung ứng tinh gọn (lean supply chain) và thực hiện các chiến lược số hóa mới”.
Infor Cloudsuite Industrial là giải pháp hợp lý cho ngành công nghiệp sản xuất vì nó cung cấp “công nghệ mã nguồn mở, cho phép linh hoạt hơn để tinh chỉnh các quy trình sản xuất”, “sở hữu những tính năng dành cho quy trình sản xuất lặp lại và có khả năng đơn giản hóa việc thực hiện.”
5, IFS
Ra đời để phục vụ các ngành như hàng không vũ trụ, quốc phòng, tài nguyên, tiện ích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, và một số ngành sản xuất và dịch vụ khác, IFS cung cấp một “quy trình đầu cuối (end-to-end) hoàn chỉnh“, do vậy IFS rất phù hợp với “các doanh nghiệp lớn trên thế giới thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng đóng gói “.
Báo cáo cũng nhấn mạnh khả năng vượt trội của IFS trong:
- Hoạch định Nguồn lực doạnh nghiệp
- Quản lý tài sản doanh nghiệp
- Quản lý dịch vụ
- Ứng dụng IFS (IFS Applications)
- Bảo trì IFS (IFS Maintenix)
- Vận hành doanh nghiệp thông minh
- IFS Cloud
6, Workday
Workday là công ty chuyên cung cấp giải pháp tư vấn quản trị nguồn nhân lực (HCM – Human Consult Management) cho các doanh nghiệp vừa và lớn, mới đây công ty đã phát triển thành công hệ thống ERP đầy đủ, linh hoạt và mở rộng mạng lưới phần mềm của nó. Với trọng tâm là quản trị tài chính, báo cáo cho rằng “giải pháp của Workday là một sản phẩm SaaS mạnh mẽ đang phát triển thành một hệ thống ERP trọn gói (end-to-end)”.
Báo cáo cũng nhận mạnh những thành công nổi bật của Workday trong:
- Truyền thông
- Tài nguyên và năng lượng
- Các dịch vụ tài chính
- Quản lý nhà nước
- Chăm sóc sức khỏe
- Nâng cao giáo dục
- Chăm sóc khách hàng
- Bảo hiểm
- Giáo dục trực tuyến (K-12 – Online Course Providers)
- Khoa học xã hội
- Sản xuất
- Truyền thông giải trí
- Hoạt động phi lợi nhuận
- Kinh doanh và dịch vụ chuyên nghiệp
- Công nghệ và bán lẻ
7, Epicor
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm đến Epicor, một công ty dành nguồn đầu tư lớn cho R&D và mới đây đã trở thành đối tác của Microsoft. Epicor 10 là sản phẩm ban đầu của công ty rất phù hợp để sản xuất và cũng cung cấp nhiều mô hình triển khai, bao gồm cả dịch vụ SaaS, nếu cần.
Prophet 21 là ứng dụng phân phối được xây dựng cho mục đích … đi đầu trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Eagle N Series của Epicor cũng là ứng dụng bán lẻ có tính năng POS (Point of Sales – Quản lý điểm bán lẻ) và đa kênh.
8, Abas
Hệ thống ERP abas có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vừa và nhỏ trong việc lắp ráp theo đơn đặt hàng tức là sản xuất theo đơn đặt hàng từ bản vẽ đến khi hoàn thành yêu cầu về sản phẩm theo đơn đặt hàng, đồng thời cũng.cung cấp dịch vụ điều chỉnh tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Abas “cũng cung cấp nhiều tùy chọn triển khai, bao gồm triển khai tại chỗ (on-premises), triển khai điện toán đám mây (cloud) và triển khai kết hợp”.
Dưới đây là một số lĩnh vực mà Abas hỗ trợ:
- Lên kế hoạch & Lịch trình
- Kinh doanh thông minh
- Quản trị tác nghiệp
- Phần mềm tích hợp CAD (CAD Integration)
- Quản lý báo giá
- Kế toán tài chính trọn bộ
- Định giá sản phẩm linh hoạt
- Trả hàng, dịch vụ chăm sóc và sửa chữa
- Quản lý Quan hệ khách hàng (CRM) và Quản lý bán hàng
9, Deltek
Deltek đang trong quá trình mở rộng với mục đích cung cấp các giải pháp với những tính năng cơ bản và nâng cao cho các công ty từ nhỏ đến lớn. Deltek cũng có thể giải quyết yêu cầu về vận hành và quy định của các công ty sản xuất rời rạc (discrete manufacturing firm), đồng thời hỗ trợ việc hạch toán, lập hóa đơn và quản lý nguyên vật liệu theo ngành cụ thể với các công cụ quản lý hiệu suất, quản lý khách hàng và quản lý tài chính (Maconomy) cũng như các dịch vụ dành cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc và kỹ thuật. (Vantagepoint).
Deltek cung cấp các giải pháp cho:
- Báo cáo & Hoạt động kinh doanh
- Quản lý Quan hệ khách hàng (CRM) và Quy trình bán hàng (Sale Pipeline)
- Quản trị nguồn lực
- Quản trị dự án
- Kế toán & Quản trị tài chính
10, Sage Enterprise Management
ERP của Sage có thể hỗ trợ khách hàng trên toàn cầu, từ các công ty đại chúng đến các công ty khởi nghiệp, có chức năng end-to-end mạnh mẽ (chức năng quản lý quy trình đầu cuối), cũng như “giao diện người dùng trực quan” –– kết quả là tỷ lệ chấp nhận của khách hàng tương đối cao.
Cùng với đó, Sage Cloud X3, Sage 100Cloud và Sage 300Cloud cung cấp dịch vụ quản trị tài chính, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bán hàng, phân phối và sản xuất cũng như chức năng kiểm kê và kinh doanh thông minh cho doanh nghiệp.