Chia sẻ ERP

3 cách mà hệ thống ERP giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Xe thì cần động cơ còn doanh nghiệp thì cần ERP để phát triển. Hệ thống ERP đám mây hiện đại sẽ giúp thúc đẩy và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

“Trải nghiệm khách hàng” không chỉ là một cụm từ thông dụng. Nó định hình chiến lược kinh doanh, xác định lại vai trò của tổ chức và thay đổi cách nhân viên tương tác, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hơn nữa, nó cũng báo hiệu cho các quyết định cải tiến công nghệ khi cần thiết.

Để cung cấp những trải nghiệm hấp dẫn góp phần xây dựng thương hiệu, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và nhu cầu mới hiện nay, các doanh nghiệp cần tận dụng nhiều hơn các ứng dụng hướng đến khách hàng. Các giải pháp ERP hiện đại, các hệ thống kinh doanh tiên tiến giúp quản lý dữ liệu và cung cấp cái nhìn toàn diện về mọi hoạt động trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bằng việc thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa hoạt động front office (tương tác trực tiếp với khách hàng) với back office (giải quyết đơn hàng, không tương tác trực tiếp với khách hàng). Giống như động cơ của một chiếc xe, hệ thống này ra đời là để thúc đẩy doanh nghiệp bạn phát triển.

Kết nối khách hàng với ERP

Nhận thức của khách hàng về thương hiệu  và cuối cùng là hành vi mua hàng của họ liên quan chặt chẽ tới trải nghiệm đầu cuối của khách hàng với  sản phẩm, dịch vụ, nhân viên, trang web, ứng dụng, phương thức marketing và quảng cáo mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Cũng giống như chất lượng trải nghiệm dựa trên tổng số tương tác của khách hàng với thương hiệu thì khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào:

  • Khả năng quản lý dữ liệu tổng thể và quản lý khách hàng
  • Khả năng kết nối và quy trình làm việc tích hợp, tự động
  • Tính minh bạch và toàn diện về tình trạng của doanh nghiệp

Các giải pháp ERP đám mây hiện đại được thiết kế để lưu trữ các bộ dữ liệu lớn về quy trình vận hành, về tài chính, về khách hàng. Hệ thống sẽ tập hợp các dữ liệu này  với nhau và cung cấp dữ liệu thời gian thực (real-time) cho những người ra quyết định, nhân viên bán hàng và nhân viên cung cấp dịch vụ đảm bảo sự nhanh chóng, chính xác. Điều này sẽ giúp cá nhân hóa quy trình kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng, tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Hãy cùng xem xét kỹ hơn cách mà một hệ thống ERP được xây dựng để quản lý khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

  • Tối đa hóa giá trị từ khách hàng.

Bằng cách lưu trữ lịch sử hoạt động của khách hàng trong một cơ sở dữ liệu duy nhất, hệ thống ERP cung cấp những thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình, theo dõi các chỉ số thành công và khám phá các cơ hội mới trong tương lai. Điều quan trọng là, nhân viên bán hàng, nhân viên kế toán và nhân viên chăm sóc khách hàng và thậm chí cả khách hàng đều có thể truy cập dữ liệu này bất cứ khi nào họ cần. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

  • Tối ưu hóa quy trình làm việc hướng tới khách hàng.

Bởi vì hệ thống ERP đã tích hợp các chức năng tài chính, marketing, bán hàng và dịch vụ nên bạn có thể dễ dàng đánh giá được hiệu suất kinh doanh và xác định được các quy trình cần phải cải tiến bao gồm hoạt động trước và sau bán hàng. Các quy trình này bao gồm việc từ lập hóa đơn, thanh toán, vận hành sản xuất tới các hoạt động tương tác tại điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bạn có thể nhìn ra được bước nào, quy trình nào có vướng mắc, làm chậm thời gian phục vụ hoặc chưa cung cấp được thông tin quan trọng cho khách hàng khi họ cần. Hơn nữa, nhờ tính di động của phần mềm đám mây, nhân viên trong bộ phận này có thể truy cập để cập nhật thông tin khách hàng tương tự như các đồng nghiệp của họ ở bộ phận khác  trên bất kỳ thiết bị được kết nối nào.

  • Tích hợp, tự động hóa và tối đa hóa các nguồn lực.

Nhờ mô hình triển khai đám mây, các hệ thống ERP hiện đại được xây dựng để kết nối với các hệ thống kinh doanh khác, cho dù các hệ thống này được triển khai tại chỗ (on-premises) hay đám mây (cloud). Một số lập trình tùy chỉnh cho phép tích hợp hệ thống hiện tại vào hệ thống mới, mục tiêu là đồng bộ hóa và tập trung dữ liệu để dữ liệu có thể được sử dụng trong toàn tổ chức. Điều này đảm bảo rằng bạn có thể tận dụng lợi thế của việc tự động hóa các tác vụ sản xuất cốt lõi và truy cập dữ liệu mà bạn cần cho việc ra quyết định.

Mang lại trải nghiệm làm hài lòng khách hàng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận chức năng. Nhưng khi dữ liệu và quy trình liên quan đến doanh nghiệp và khách hàng được sắp xếp hợp lý nhờ giải pháp ERP đám mây, bạn sẽ thấy rằng việc đáp ứng kỳ vọng của khách hàng kịp thời và nhận được các giá trị tăng thêm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Leave a Reply