ERP MES

3 khác biệt chính giữa ERP và MES

Thực tế ở các doanh nghiệp sản xuất, mục đích sử dụng của Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) Hệ thống Điều hành Sản xuất (MES) có một vài điểm chung. Hai hệ thống này tương tự nhau đến mức người ta dễ dàng bỏ qua các đặc điểm riêng biệt của từng loại. Do đó, sẽ rất hữu ích khi xem xét một số điểm khác biệt giữa chúng. Sau đây là 3 điểm khác biệt giữa MES và ERP.

1, Mục đích trọng tâm 

ERP hoạt động như một phương tiện để chia sẻ thông tin trong tổ chức. Hệ thống liên kết mọi bộ phận của doanh nghiệp với nhau và cho phép thông tin lưu chuyển tự do. Hoạt động như một đường dẫn dữ liệu xoay vòng biến ERP trở thành một công cụ có giá trị cho việc quản lý vì nó cho phép các nhà hoạch định đi sâu vào từng bộ phận của tổ chức, thu thập, tổng hợp các dữ liệu trong quá khứ để sử dụng cho những mục đích cụ thể nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Mặt khác, lý do cần có thêm hệ thống MES là để cung cấp một phương tiện kiểm soát chính xác quá trình sản xuất. MES tiến hành các bước hoặc tạo bản ghi dựa trên các hoạt động đang diễn ra tại thời điểm hiện tại để theo dõi và điều chỉnh các biến đổi ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. MES đồng bộ hóa dữ liệu các bước trong quy trình chế tạo để đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm tạo ra một quy trình ít lãng phí và lợi nhuận cao.

2, Phương tiện thu thập dữ liệu

Mọi người thường nhập hầu hết thông tin vào hệ thống ERP. Việc tập hợp dữ liệu thủ công này hoạt động tốt vì hệ thống chủ yếu quan tâm đến việc thu thập, tổ chức và chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp phục vụ cho lập kế hoạch và đưa ra chỉ dẫn. Hệ thống ERP hiện đại có một cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ tổ chức vì vậy các mục nhập thừa, lặp sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ. Một kho dữ liệu duy nhất cũng làm cho việc chia sẻ thông tin giữa các phòng ban khác nhau trở nên trơn tru và liền mạch.

Còn hệ thống MES được sử dụng vì nhu cầu muốn đẩy mạnh tốc độ quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Giám sát sản xuất theo thời gian thực được thực hiện bằng máy quét mã vạch, tín hiệu cảm biến IoT, nguồn cấp dữ liệu từ các trạm kiểm tra sản phẩm, hệ thống cảm biến lắp ráp máy móc, phản hồi và dữ liệu nhập từ nhân viên sản xuất. Những dữ liệu này cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho hệ thống ERP, giúp hệ thống phản ứng nhanh nhạy với các biến đổi bất ngờ. Giảm độ trễ bằng cách này sẽ giúp làm tăng lợi nhuận thu được trên mỗi công việc.

3, Cơ sở hành động

ERP hoạt động dựa trên các giao dịch tài chính. Khi khách hàng đặt hàng, nhà cung cấp gửi hóa đơn hoặc phát hành séc, hệ thống sẽ phản hồi bằng một hành động. ERP là một mô hình đa chức năng, nhưng các nhà phát triển xây dựng nó dựa trên một cơ sở kinh tế là chủ yếu.

Mặt khác, MES hoạt động dựa trên quy trình. Hệ thống này được thiết kế để giám sát các hoạt động cụ thể diễn ra trong môi trường sản xuất. Theo dõi dữ liệu thời gian thực cho phép MES thực hiện các nhiệm vụ như đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất, theo dõi tiêu thụ hàng tồn kho, tự động giữ lại các vật liệu không phù hợp, lên lịch bảo trì máy dựa trên hiệu suất và sắp xếp lại các quy trình để sử dụng các nguồn lực sẵn có hiệu quả hơn.

 

Leave a Reply