Việc tích hợp Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) với hệ thống B2B là rất cần thiết. Nhu cầu tích hợp phát sinh từ thực tế là hơn một phần ba thông tin mà hệ thống ERP của bạn sử dụng là từ các nguồn bên ngoài. Nếu dữ liệu sai được chuyển đến hệ thống back-end để xử lý, điều này có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp. Để tránh những tình huống như vậy, chúng tôi đã tổng hợp ra năm bước để tích hợp hệ thống ERP và B2B của bạn một cách chính xác như sau:
Move
1, Lập kế hoạch kỹ lưỡng các nguồn lực cần thiết
Bước này là một trong những bước quan trọng nhất để dự án tích hợp của bạn thành công. Bạn phải lập kế hoạch các nguồn lực cần thiết cho việc thiết kế, triển khai, quản lý và hỗ trợ các hệ thống ERP và B2B tích hợp của mình một cách cẩn thận. Nếu bạn dự tính sai, dự án tích hợp hệ thống có thể bị kéo dài hoặc thậm chí là thất bại.
2, Ra quyết định về các chức năng mà bạn muốn sử dụng
Có một loạt các tiêu chuẩn trao đổi thông tin và tài liệu phải được xem xét và rất nhiều câu hỏi cần được trả lời khi lập kế hoạch dự án tích hợp (ví dụ: Làm thế nào bạn biết khi nào tài liệu ERP được xử lý trên nền tảng tích hợp? Liệu bạn có cần nhận thông báo khi quá trình đó hoàn thành hay không? v.v.). Một yếu tố khác quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng nằm ở khả năng của đối tác thương mại giao dịch với doanh nghiệp.
3, Xây dựng nền tảng cuối cùng có tính khả dụng cao
Bạn phải đảm bảo rằng các đối tác thương mại bên ngoài có thể kết nối với hệ thống ERP của bạn một cách dễ dàng. Nếu không, kết nối kém có thể khiến quy trình sản xuất bị đình trệ. Lý tưởng nhất là các đối tác thương mại của bạn nên được kết nối với hệ thống ERP trên nền tảng tích hợp B2B có tính khả dụng cao.
4, Đảm bảo nền tảng tích hợp của bạn có thể kiểm tra tính xác thực của dữ liệu bên ngoài
Nền tảng tích hợp của bạn cần có khả năng kiểm tra xem thông tin đến có đáp ứng các quy tắc và tiêu chuẩn của doanh nghiệp bạn hay không. Nền tảng này sẽ chỉ cho phép các thông tin chất lượng tốt đi vào hệ thống back-end. Nói cách khác, nền tảng này hoạt động như một bức tường lửa bảo vệ hệ thống ERP của doanh nghiệp.
5, Xây dựng nền tảng cuối cùng có khả năng mở rộng cao
Trong quá trình thiết lập nền tảng, bạn cần lên kế hoạch thiết kế để đảm bảo khả năng tăng trưởng, khả năng xử lý các tài liệu, thích ứng với các mô-đun ERP khác nhau cũng như khả năng làm việc với các bộ phận kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho tất cả các khả năng là quá trình làm cho nền tảng có khả năng mở rộng cao, thích ứng cao trong thời đại công nghệ thay đổi chóng mặt như hiện nay.
Xem xét và thực hiện theo các bước trên khi tích hợp hệ thống ERP sẽ giúp cho quá trình này trở nên đơn gian hơn. Ngoài ra, nền tảng tích hợp được thiết kế tốt sẽ đạt được hiệu quả cao và có ý nghĩa lâu dài đối với doanh nghiệp.